Với Anh, thỏa thuận đạt được từ tháng 5 đã có hiệu lực từ ngày 29/6, theo đó Mỹ giảm thuế ô tô từ Anh từ 27,5% xuống còn 10% (giới hạn 100.000 xe/năm), đồng thời xóa bỏ thuế 10% đối với động cơ và phụ tùng máy bay. Đổi lại, Anh mở cửa thị trဣường hơn nữa cho ethanol và thịt bò Mỹ. London cũng đang đàm phán giảm thuế thép, nhôm (hiện là 25%), với mục tiêu đưa thuế thép cốt l&otil🍌de;i về 0%.
Với Trung Quốc, ngày 27/6 hai nước ký một thỏa thuận tạm thời – gọi là "khung trong khung" – nhằm duy trì lệnh đình chiến đạt được trong các cuộc gặp tại Geneva và London trước đó. Thỏa thuận có hiệu lực 90 ngày, chủ yếu giúp hạ nhiệt căng thẳng, kh💖ông giải quyết các vấn đề cốt lõi như sở hữu trí tuệ hay tiếp cận thị trường.
Với EU, Ủy viên Thương mại Maros Sefcovic đã tới Mỹ ngày 1/7 để thảo luận các đề xuất từ Washington. EU sẵn sàng chấp nhận mức thuế chung 10% với nhiều mặt hàng, nhưng đang tìm kiếm các cam kết giảm thuế đối với dược phẩm, rượu, chất bán dẫn và máy bay. Khối này cũng yêu cầu Mỹ miễn trừ hoặc áp hạn ngạch đối với thuế 25% đ&aa💙cute;nh vào ô tô và phụ tùng, cũng như thuế 50% với thép và nhôm.
Với Hàn Quốc, Tổng thống Lee Jae Myung ngày 3/7 khẳng định sẽ tiếp tục đàm phán với Mỹ để giảm thuế 25% mà Mỹ đang áp với hàng hóa Hàn Quốc. Ông cho biết chưa thể đảm bảo đàm phán kết thúc trước ngày 9/7, nhưng Hàn Quốc sẽ tập trung xác định các lĩnh vực cóꦆ; thể đạt được thỏa thuận. Trưởng 🍰đoàn đàm phán Hàn Quốc sẽ tới Washington cuối tuần này.
Với Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/7 cảnh báo sẽ nâng thuế nhập khẩu với hàng hóa Nhật Bản lênꦕ 30–35%, do bất bình về hạn chế nhập gạo và mất cân đối trong ngành ô tô. Thủ tướng Nhật Shigeru Ishiba đáp trả ngày 2/7, khẳng định sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia. Trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản dự kiến sang Mỹ cuối tuần này để tiếp tục thương lượng.
Với Ấn Độ, Tổng thống Trump ngày 1/7 tuyên bố hai bên có thể đạt được thỏa thuận🔯 thương mại giúp giảm thuế cho doanh nghiệp Mỹ v&agra▨ve; tránh mức thuế đối ứng đã được tạm hoãn đến 9/7. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết đôi bên đang tiến rất gần một thỏa thuận.
Với Nam Phi, ngày 1/7, Bộ Thương mại nước này cho biết đang xin thêm thời gian đàm phán trước khi Mỹ áp thuế 31%. Nam Phi đề 🌳xuất được miễn thuế với các mặt hàng như ô tô, thép, nhôm và sẵn sàng mua khí tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ để đổi lại. Trong kịch bản xấu ꧑nhất, nước này mong muốn mức thuế không vượt quá 10%.
(Tổng hợp)
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@xky12.com Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@xky12.com VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@xky12.com