(xky12.com) Năm 2022, sản lượng tôm của Peru tăng 19,1% lên 43.500 tấn so với năm 2021. Tôm chiếm 32% sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của cả nước, đứng thứ hai sau cá hồi (60.800 tấn), đứng trước sò (26.000 tấn) và cá rô phi (3.100 tấn). Con số này có được chủ yếu nhờ sản lượng thu hoạch lớn ở vùng Tumbes, phía tây bắc Peru giáp với Ecuador.

Sản lượng thu hoạch tôm của Peru tăng bù đắp cho sự sụt giảm tro🌄ng tổng sản lượng NTTS, từ 150.800 tấn năm 2021 xuống còn 137.400 tấn năm 2022.
Ở Peru, ngành tôm đóng vai trò quaꦇn trọng, chiếm khoảng 9,5% GDP trong năm - tương đương 154,2 triệu PEN (40,5 triệu USD) - và 41,1% GDP của ngànhꦓ NTTS trong năm 2022. Tôm chiếm 63,9% tổng giá trị XK và 6,9% tổng kim ngạch XK thủy sản.
Số liệu cho thấy, từ 2018 đến 2022, sản lượng thu hoạch tôm ở Peru tăng trung bình 9,6%/năm, từ 39.200 tấn🐟 lên 43.500 tấn. Xuất khẩu tôm năm 2022 cũng tăng 9,4𓆉% về giá trị lên 273 triệu USD (tăng 21,8% so với trước đại dịch). Từ năm 2018 đến năm 2022, XK tăng trung bình 4,8% mỗi năm.
Sự gia🐲 tăng này chủ yếu nhờ doanh số bán hàng năm 2022 sang Hàn Quốc tăng 141%, sang Trung Quốc tăng 16%.
Trong giai đoạn này, Trun🐽g Quốc là nước nhập khẩu hàng đầu của Peru, chiếm 27,8% trong tổng số (tương đương 75,9 triệu USD), nhập khẩu khoảng 15.500 tấn tôm còn nguyên đầu, c🃏òn vỏ đông lạnh.
Đứng thứ hai và thứ ba lần lượt là Mỹ với 67,5 tr𝔍iệu USD (24,7%) và Hàn Quốc với 56,3 triệu USD (20,6%). Cuối cùng là Tây Ban Nha với 25,6 triệu USD (9,4%).
Nuôi tôm tạo ra khoả🦹ng 1൩0.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp ở Peru.
Thùy Linh