Một sáng kiến đột phá tại Na Uy đang biến khí CO₂ – nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu – thành thức ăn giàu dinh dưỡng cho cá hồi nuôi nhờ sử dụng vi tảo quy mô lớn. Dự án tiên phong này quy tụ các viện nghiên cứu, doanh nghiệp công nghiệp nặng và nguồn tài trợ lớn cho công nghệ xanh. Trung tâm của sáng kiến là Finnfjord AS – nhà sản xuất ferrosilicon tại Bắc Na Uy, phát thải khoảng 300.000 tấn CO₂ mỗi năm. Lượng CO₂ này được thu giữ và cung cấp cho vi tảo – loài sử dụng CO₂ như thực vật quang hợp. Sinh khối tảo được phối trộn vào thức ăn cá hồi. “Chúng tôi đã thử nghiệm từ giai đoạn cá bột đến thu hoạch. Dù kỹ thuật phức tạp, kết quả cho thấy cá tăng trưởng tốt và khỏe mạnh,” ông Sten Siikavuopio (Nofima) cho biết.
Tảo cát – Nguồn omega 3 bền vững
Dự án AlgOpti, được tài trợ 93,3 triệu NOK từ Quỹ Nền tảng Xanh Na Uy, là sự hợp tác giữa UiT, SINTEF, Nofima và Finnfjord AS nhằm phát triển thức ăn cá hồi từ CO₂ thu giữ và vi tảo. Song song, dự án Mikro-fôr do Quỹ Nghiên cứ Phát triển Thủy sản Na Uy FHF tài trợ và SINTEF Ocean chủ trì, tập trung khai thác vi tảo làm nguyên liệu thức ăn thủy sản. Một trong những thách thức toàn cầu là thiếu hụt dầu cá biển giàu Omega-3 (DHA, EPA). Tảo cát, một loại vi tảo có khả năng sinh trưởng nhanh và sản sinh nhiều Omega-3 trong lò phản ứng sinh học tại Finnfjord, đang được xem là giải pháp thay thế tiềm năng cho dầu cá truyền thống. Ban đầu, hàm lượng vi tảo chỉ đạt 3% do hạn chế kỹ thuật, nhưng hiện đã nâng lên đến 15% nhờ tiến bộ công nghệ. Thử nghiệm cho thấy cá hồi phát triển tốt và khỏe mạnh với khẩu phần giàu vi tảo.Cải thiện sức khỏe cá hồi
Sự hợp tác liên ngành là yếu tố then chốt giúp dự án thành công. Finnfjord AS và UiT đã phát triển hệ thống dẫn khí thải CO₂ và NOx từ sản xuất ferrosilicon vào các bể nuôi vi tảo ngay tại nhà máy, biến khí thải công nghiệp thành nguồn protein và dầu cá quý giá. Sinh khối tảo sau đó được chuyển cho các đơn vị nhưꦗ Nofima, Skretting và Cargill để sản xuất thức ăn chuyên biệt. Loại thức ăn này giúp cá hồi tăng trưởng tốt. Cá hồi ăn vi tảo hấp thụ CO₂ có chất lượng thịt và sức khỏe tương đương cá nuôi bằng thức ăn thông thường. Finnfjord AS, một trong những nhà sản xuất ferrosilicon thân thiện môi trường hàng đầu, đặt mục tiêu trở thành đơn vị đầu tiên không phát thải CO₂. Hợp tác với UiT từ năm 2014 thể hiện cam kết dài hạn với phát triển bền vững. Hiện mới chỉ khai thác một phần nhỏ các loài vi tảo cho nuôi trồng thủy sản, nên các nhà khoa học kỳ vọng tiếp tục mở rộng nghiên cứu và tối ưu hóa quy trình nuôi – chế biến trong tương lai.VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@xky12.com Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@xky12.com VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@xky12.com